Ngủ nhiều cũng không tốt
09/06/2023
|
345
Một nghiên cứu chung do Đại học Keele, Vương quốc Anh chủ trì đã tiến hành phân tích toàn diện mối liên hệ giữa giấc ngủ và sức khỏe của 3 triệu người. Kết quả nghiên cứu cuối cùng phát hiện ra rằng những người ngủ trung bình 10 giờ mỗi đêm có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 30% so với những người chỉ ngủ 8 giờ. Vậy tại sao ngủ nhiều lại không tốt, ngủ bao nhiêu tiếng mới hợp lý, thì ngay sau đây Mr1985, mời đọc giả tìm hiểu qua bào viết dưới đây.
1. Những tác hại của việc ngủ nhiều:
- Gây ra đau đầu:
Tình trạng thiếu ngủ có thể gây ra triệu chứng đau đầu và nếu bạn ngủ quá nhiều cũng có thể xảy ra trường hợp tương tự như thế. Bởi các chuyên gia đã phát hiện ra rằng khi ngủ quá nhiều, một số chất dẫn truyền thần kinh gồm cả serotonin bị giảm hẳn. Từ đó gây áp lực lên não bộ và thần kinh nên bạn sẽ thường bị nhức đầu mỗi khi thức dậy.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch:
Khi thức, cơ thể chúng ta vận động, các cơ tim phải co bóp mạnh hơn, quá trình tuần hoàn máu, trao đổi chất được tăng cường. Khi ngủ, nhịp tim và sự co bóp của cơ giảm xuống, làm giảm quá trình trao đổi máu đến tim. Vì thế, ngủ quá nhiều là nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch.
- Tăng nguy cơ bị béo phì:
Khi bạn nạp năng lượng vào cơ thể trong quá trình ăn uống bằng thức ăn thì những chất dinh dưỡng ấy sẽ tích tụ thành lượng mỡ thừa trong cơ thể. Nếu không được vận động, lớp mỡ thừa ngày một nhiều gây ra tình trạng thừa cân và béo phì. Cho nên, tốt nhất bạn không nên đi ngủ ngay sau khi ăn và nên tập thể dục, thể thao nhiều để đánh tan mỡ thừa.
- Tăng các bệnh đường hô hấp: Buổi sáng là lúc khí hậu trong lành nhất. Hít thở dưới bầu trời trong khoảng thời gian này sẽ mang lại những lợi ích lớn cho hệ hô hấp. Trong phòng ngủ lúc này ngược lại ngoài trời, không khí khá ô nhiễm, chứa nhiều vi khuẩn và khí CO2. Nếu ngủ nướng vào buổi sáng, chúng ta rất dễ mắc các bệnh về hô hấp như viêm họng, ho, cảm cúm…
Ngủ nhiều khiến cơ thể trì trệ, ít hoạt động, ít có sự trao đổi chất, nên phổi cũng "lười" làm việc hơn sẽ dẫn đến bất lợi cho đường hô hấp.
- Ngủ nhiều khiến bạn đau lưng nhức mỏi:
Nếu như trước đây, các bác sĩ khuyên bạn nếu bị đau lưng thì nên nằm nghỉ. Nhưng ngày nay, theo ý kiến của chuyên gia sức khỏe thì bạn vẫn nên tập thể dục thường xuyên mặc dù bị đau lưng vì theo họ, nằm ngủ nhiều có thể là nguyên nhân khiến cho bệnh đau lưng ngày càng trầm trọng hơn. Các bác sĩ cũng nhận ra các lợi ích sức khỏe của việc duy trì một mức độ hoạt động và nghỉ ngơi nhất định đối với người bệnh và họ đề nghị bệnh nhân không nên ngủ quá nhiều.
- Suy giảm trí nhớ:
Khi ngủ quá nhiều, cơ thể tiêu hao nhiều oxy, tổ chức não tạm thời thiếu dinh dưỡng. Cơ thể sẽ mất cân bằng hormone gây ra cảm giác mệt mỏi, mơ màng, nặng đầu và thiếu sức sống, khó tập trung. Cơ thể uể oải do ngủ muộn vào buổi sáng, cơ bắp không được thư giãn, lưu thông máu… khiến chân tay tê mỏi, cơ thể ê ẩm, khó chịu.
- Chán ăn: Uể oải mệt mỏi, đau đầu do ngủ nhiều chính là nguyên nhân dẫn đến cảm giác chán ăn, lười hoạt động.
- Tăng khả năng trầm cảm:
Mất ngủ có khả năng gây ra bệnh trầm cảm nhiều hơn là ngủ nhiều, nhưng một số nghiên cứu cũng đã ghi nhận được rằng người ngủ nhiều hơn 8 tiếng mỗi ngày sẽ tăng 15% nguy cơ trầm cảm.
- Tăng nguy cơ mắc đái tháo đường: Ngủ quá nhiều cũng như không đủ mỗi đêm có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường do sự rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể.
Tương tự ngủ ít, ngủ nhiều sẽ gây ra các tác hại tức thì cho làn da, bọng mắt. Gương mặt trở nên nặng nề, da xỉn màu, mệt mỏi, uể oải…
- Ngủ nhiều tăng nguy cơ tử vong:
Các chuyên gia nhận thấy ngủ hơn 8 tiếng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Con số tăng lên 17% nếu ngủ 9 tiếng và tăng 23% nếu ngủ 10 tiếng.
Họ cũng tìm thấy mối liên hệ giữa thời gian ngủ càng dài thì nguy cơ tử vong sớm càng tăng, cụ thể là tăng 23% trong 9 giờ, tăng 52% trong 10 giờ và tăng 66% nếu ngủ 11 giờ.
Thời gian ngủ dưới 7 giờ cũng có mối liên hệ với tỷ lệ đột quỵ, mặc dù ở mức độ thấp hơn. Ngủ 5 tiếng cho thấy nguy cơ đột quỵ tăng 29%, và con số có thể chạm đến 41% khi ngủ 10 tiếng.
2. Như thế nào là ngủ quá nhiều?
Tùy theo độ tuổi, giới tính, thể trạng của mỗi người, nhu cầu về thời gian ngủ khác nhau. Tuy nhiên, trung bình người trưởng thành cần ngủ khoảng 7-8 tiếng mỗi ngày.
Một nghiên cứu chung do Đại học Keele, Vương quốc Anh chủ trì đã tiến hành phân tích toàn diện mối liên hệ giữa giấc ngủ và sức khỏe của 3 triệu người. Kết quả nghiên cứu cuối cùng phát hiện ra rằng những người ngủ trung bình 10 giờ mỗi đêm có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 30% so với những người chỉ ngủ 8 giờ.
Đối với giấc ngủ ban đêm, hầu hết người trưởng thành có thể ngủ 7-9 giờ mỗi ngày; những người trên 65 tuổi ngủ ít hơn là điều bình thường, còn trẻ vị thành niên và trẻ nhỏ cần ngủ nhiều hơn.
Tất nhiên, thời gian trong bảng chỉ mang tính chất tham khảo. Giám đốc bệnh viện Liên kết 2 thuộc Đại học Nam Xương, ông Lưu Hảo chỉ ra rằng nhìn chung thời gian ngủ bình thường của mọi người là 7 tiếng rưỡi và không dưới 6 tiếng rưỡi. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ. Nếu bạn có một giấc ngủ ngắn nhưng đủ sâu để cơ thể phục hồi năng lượng, bạn không cần phải ép mình ngủ lâu thêm.
3. Ngủ như thế nào là tốt?
Giấc ngủ là nhân tố liên quan mật thiết đến sức khỏe. So với thời gian ngủ, chất lượng giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trực tiếp hơn. Nếu chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo, các chức năng của cơ thể sẽ không thể hoạt động bình thường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống.
Nếu bạn thường xuyên đêm thức đêm, ngủ bù vào ban ngày, ngủ bù vào cuối tuần; áp lực công việc cao, buổi tối phải tăng ca, giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn... Thật không may, đây chính là hiện tượng ngủ vặt, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe.
Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, nên đặc biệt chú ý những yếu tố sau:
- Tư thế ngủ: Đối với người bình thường, nằm bên trái, nằm ngửa, nằm bên phải đều là những tư thế ngủ tốt cho sức khỏe. Đối với những người bị bệnh tim, cao huyết áp cần tránh ép tim, chọn nằm nghiêng về bên phải sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.
- Không gian ngủ: Phòng ngủ nên tối, yên tĩnh, cố gắng không đặt quá nhiều đồ điện trong phòng ngủ. Khi ngủ không nên đeo vòng tay, nhẫn, dây chuyền, răng giả,… để tránh nguy cơ giấc ngủ bị gián đoạn.
- Giờ giấc ngủ: Bất kể là kiểu người cú đêm hay kiểu người ngủ sớm dậy sớm cũng nên cân bằng đồng hồ sinh học của bản thân, làm việc và nghỉ ngơi điều độ. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất với sức khỏe.
Giấc ngủ là nền tảng của sự sống. Đừng nhẹ dạ tin rằng việc bổ sung thêm thời gian ngủ sẽ có tác dụng tốt với sức khỏe mà quên đi chất lượng giấc ngủ.
Nguồn thông tin: Tổng hợp
Xem thêm