Mắc bệnh trĩ có quan hệ qua đường hậu môn được không? - Mr1985
18/02/2024
|
288
Nhiều người đang trong tình trạng lo lắng đang bị trĩ có quan hệ qua đường hậu môn được không? Có làm cho tình trạng bệnh trĩ của mình nặng hơn hay không? Và cách nào để quan hệ khi bị trĩ? Thì ngay sau đây Mr1985, mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Bệnh trĩ là gì? Và có bao nhiều loại trĩ?
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới bị sưng tương tự như chứng giãn tĩnh mạch. Bệnh trĩ có thể phát triển bên trong trực tràng (được gọi là trĩ nội) hoặc dưới da xung quanh hậu môn (được gọi là trĩ ngoại).
Triệu chứng của bệnh trĩ khác nhau phụ thuộc vào loại trĩ. Cụ thể:
-
Trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ nằm dưới da xung quanh hậu môn của bạn với các biểu hiện như: ngứa, kích ứng ở hậu môn; đau hoặc khó chịu; sưng xung quanh hậu môn; chảy máu ở hậu môn.
-
Trĩ nội là trĩ nằm bên trong trực tràng và thường bạn không thể nhìn thấy hoặc cảm thấy và hiếm khi gây khó chịu. Tuy nhiên, khi đi ngoài bạn có thể bị chảy máu nhưng không đau (bạn có thể thấy có một ít máu đỏ tươi trên khăn giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu) hoặc hiện tượng sa búi trĩ gây đau rát.
-
Bệnh trĩ huyết khối: Nếu máu đọng lại trong búi trĩ bên ngoài và hình thành cục máu đông (huyết khối), nó có thể dẫn đến: đau dữ dội, sưng tấy, viêm, một cục cứng gần hậu môn.
2. Mắc bệnh trĩ có quan hệ được không?
Nhiều bệnh nhân bị trĩ lo lắng đang bị trĩ có quan hệ đường hậu môn được không?
Thông thường, việc quan hệ tình dục qua đường hậu môn sẽ không gây đau, tuy nhiên, mắc bệnh trĩ có thể khiến quan hệ tình dục qua đường hậu môn trở nên đau đớn. Vì thế, bạn nên hạn chế quan hệ qua đường hậu môn khi mắc bệnh trĩ và tốt nhất nên đợi cho đến khi chúng lành hẳn. Nguyên nhân là vì sự xâm nhập trong quá trình quan hệ qua đường hậu môn có thể có các tác động tiêu cực đến bệnh lý trĩ như:
- Gây kích ứng trĩ, dẫn đến các triệu chứng như chảy máu và đau. Cụ thể, ma sát và áp lực khi thâm nhập trong quá trình quan hệ qua đường hậu môn tác động gây kích ứng, khó chịu và đau đớn cho bạn. Đồng thời, khi quan hệ cũng có thể làm rách niêm mạc hậu môn, gây ra các vết nứt ở hậu môn và chảy máu.
- Búi trĩ chảy máu có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HIV vì virus HIV có thể lây truyền dễ dàng hơn qua vết cắt hoặc "vết thương" hở. Bất cứ khi nào bạn quan hệ tình dục qua đường hậu môn - dù bạn có bị trĩ hay không - thì việc sử dụng bao cao su và chất bôi trơn dạng nước hoặc silicon luôn an toàn hơn nếu bạn không biết tình trạng nhiễm HIV của bạn tình.
Như vậy, nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng của bệnh trĩ, việc kiêng quan hệ tình dục qua đường hậu môn là điều cần thiết.
3. Người bị trĩ quan hệ như thế nào?
Thật may mắn là bạn không phải ngưng hoàn toàn việc quan tình dục chỉ bởi vì bạn bị trĩ. Điều quan trọng là bạn quan hệ với tần suất hợp lý và lựa chọn tư thế “yêu” phù hợp để không làm bệnh trĩ phát triển nặng hơn. Ngoài ra, bạn có thể thử dùng ngón tay hoặc đồ chơi nhỏ với sự kiên nhẫn và nhiều chất bôi trơn, phải lắng nghe cơ thể và chờ đợi để quan hệ tình dục là điều vô cùng quan trọng. Một số lưu ý cho bạn:
- Để đánh giá tình trạng bệnh trĩ, bạn nên tự mình sử dụng đồ chơi và đánh giá tình hình. Nếu có cảm giác đau hoặc kích ứng, hãy dừng lại và tránh quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Bạn có thể thử lại vào ngày hôm sau và xem liệu các triệu chứng của bạn có được cải thiện hay không. Nếu sau 3-5 ngày mà bạn không nhận thấy sự cải thiện, thì đã đến lúc bạn nên đến gặp bác sĩ để được được thăm khám, tư vấn và điều trị.
- Nếu bệnh trĩ của bạn đang tồn tại mà bạn vẫn muốn quan hệ, hãy thực hiện với tốc độ và thời gian mà bạn cảm thấy thoải mái. Bạn cũng nên tìm hiểu những tác động của trĩ tới cơ thể. Cụ thể, cảm giác bỏng rát, đau nhói hoặc đau nhức ngày càng gia tăng có thể là dấu hiệu bạn cần dừng lại, giảm tốc độ, thêm chất bôi trơn hoặc thay đổi tư thế quan hệ.
- Xác lập ranh giới: Trước khi bạn bắt đầu khám phá với đối tác của mình, hãy nói rõ điều gì được và điều gì không. Đồng thời, đề cập đến thời điểm bạn có thể muốn dừng lại (như khi bạn bắt đầu cảm thấy đau hoặc bắt đầu chảy máu) hoặc bạn có thể cần phải tạm dừng để cơ thể có thời gian thích nghi với cảm giác.
Vì bệnh trĩ gây ra do tăng áp lực hậu môn và trực tràng, cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ là tránh những hoạt động chèn ép làm căng hậu môn và trực tràng bao gồm cả việc đi vệ sinh và ngồi lâu trong nhà vệ sinh. Các phương pháp phòng ngừa khác bao gồm thực hiện chế độ ăn giàu chất xơ hoặc bổ sung thực phẩm chức năng cung cấp chất xơ; uống nhiều nước và tập thể dục. Thật không may, nguy cơ mắc bệnh trĩ tăng lên theo cả tuổi tác và khi mang thai. Vì vậy có thể có một số thời điểm bạn không thể tránh được việc sẽ bị trĩ ngay cả khi bạn có những thói quen phòng ngừa tốt.
Nguồn: Vinmec
Xem thêm