Lỡ quan hệ với người bị HIV

28/05/2022 | 1581

HIV là căn bệnh rất nguy hiểm nó ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh. Người mắc phải bệnh HIV luôn cảm thấy tự tin xấu hổ khi tiếp xúc với mọi người xung quanh. Thực chất HIV là căn bệnh lây qua 3 con đường chính là đường máu, tình dục và từ mẹ sang con. Khi bạn lỡ quan hệ với người bị bệnh HIV thì bạn cần nên làm gì, thì xin mời bạn kham khảo bài viết dưới đây nhé!

 

HIV LÀ GÌ?

HIV là một hội chứng gây suy giảm miễn dịch ở người do nhiễm phải virus HIV (Human Immunodeficiency Virus). Virus gây nên bệnh HIV thuộc họ Retroviridae, là loại virus có vật chất di truyền là RNA một sợi dương có áo ngoài. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus nhân lên và tấn công hệ miễn dịch của người bệnh bao gồm các đại thực bào, các lympho bào T. Kết quả làm suy giảm chức năng miễn dịch, tạo điều kiện cho sự phát triển hoặc xâm nhập của các vi sinh vật gây hại nên HIV còn gọi là bệnh cơ hội.

HIV và AIDS: Những điều bạn cần nhớ | Vinmec

HIV LÂY QUA CON ĐƯỜNG NÀO?

HIV không có ổ chứa dịch trong tự nhiên, người nhiễm HIV là nguồn truyền nhiễm duy nhất cho những người xung quanh. Ba con đường lây nhiễm HIV chủ yếu là:

- Lây qua đường máu: Máu và các chế phẩm của máu có khả năng lây truyền HIV từ người sang người thông qua:

  • Dùng chung bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ dùng trong y tế có dính máu của người nhiễm HIV.

  • Dùng chung dao cạo, kim xăm trổ, xăm lông mày, kim châm cứu,…

  • Có vết thương hở tiếp xúc với máu của người bị nhiễm HIV.

- Lây qua đường tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn với những người nhiễm HIV tức là bạn có nguy cơ cao bị lây nhiễm HIV. Nguy cơ cao nhất khi quan hệ qua đường hậu môn, sau đó đến đường âm đạo, quan hệ qua đường miệng.

- Lây từ mẹ sang con: Virus HIV có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ sơ sinh qua 3 con đường:

  • Lây qua nhau thai trong quá trình mang thai.

  • Lây qua nước ối, dịch âm đạo hoặc máu mẹ dính vào niêm mạc hoặc vết thương hở của trẻ.

  • Lây qua sữa mẹ.

  • Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp hiếm gặp là mẹ bị nhiễm HIV nhưng em bé sinh ra lại âm tính với HIV.

NHỮNG HIỂU LẦM VỀ NGƯỜI MẮC BỆNH HIV

Có rất nhiều người hiểu lầm và dẫn đến kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS. Nhiều người vẫn cho rằng HIV/AIDS là bệnh rất dễ lây và dễ gây chết người. Điều này kể cả qua tiếp xúc thông thường.

Tuy nhiên, HIV chỉ lây qua đường máu với lượng virus lớn hay tiếp xúc với lượng máu lớn. HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thân mật. Thậm chí hôn nhau, dùng chung khăn mặt, ăn chung thìa bát,… cũng không gây lây bệnh. Hiện nay đã có thuốc ARV giúp làm chậm tiến trình bệnh. Nên người nhiễm HIV có thể sống lâu hơn với tuổi thọ như người khỏe mạnh.

Nhiều người hiện nay dù hiểu HIV không lây qua tiếp xúc thông thường nhưng vẫn “tốt nhất cứ tránh xa họ ra”. Điều này để lại nhiều khó khăn trong các hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Qua đấy, những người nhiễm HIV/AIDS khó có thể tiếp nhận kỹ năng phòng bệnh, dễ lây truyền cho người khác hơn.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI QUAN HỆ NGƯỜI NHIỄM HIV

Về mặt lý thuyết, chỉ khi nào có sự tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch tiết của cơ thể người có HIV thì mới có nguy cơ lây nhiễm. Chẳng hạn, khi bị máu, chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da tổn thương (chàm, bỏng, vết loét, xây xước từ trước) hoặc niêm mạc (mắt, mũi, họng…).

Ngoài ra, chúng ta còn có thể bị lây nhiễm thông qua các tổn thương qua da do ống đựng máu hoặc chất dịch của người có HIV bị vỡ đâm vào hoặc vết thương do bị bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn đã hoặc đang dùng cho người có HIV đâm vào.

Khi quan hệ với một người chắc chắn đã bị HIV, khả năng lây từ 60-70% tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cường độ quan hệ, mức độ trầy xước do quan hệ gây ra, mức độ viêm nhiễm của buồng tử cung, lượng virus HIV trong tinh dịch (người bị nhiễm HIV đang ở giai đoạn nào, càng giai đoạn sau thì khả năng lây càng cao).

Thực tế không thể khẳng định sau khi quan hệ bạn có bị lây nhiễm hay không. Để biết kết quả chính xác nhất bạn cần phải tiến hành xét nghiệm. Tuy nhiên cách này lại phải chờ lâu mới có kết quả.

Sau khi quan hệ, nếu nghi ngờ bị lây, chúng ta phải ngay lập tức liên hệ với trung tâm HIV – AIDS để xin thuốc điều trị dự phòng phơi nhiễm. Điều trị chống phơi nhiễm bắt buộc phải tiến hành sớm ngay sau khi có các hành vi nguy cơ.

PHÒNG TRÁNH Y NHIỄM HIV

Phòng tránh lây nhiễm HIV qua đường tình dục là một việc vô cùng quan trọng. Việc này sẽ bảo vệ chính bạn và bạn tình của bạn. Dưới đây là những điều cần thực hiện để phòng tránh :

  • Không nên quan hệ với người không rõ danh tính, hay không thể xác định họ có nhiễm HIV hay không. Việc tránh có quan hệ tình dục là biện pháp phòng tránh HIV/AIDS hiệu quả nhất.

  • Sống chung thủy một vợ một chồng, không nên quan hệ nhiều người.

  • Sử dụng bao cao su khi có quan hệ tình dục, kể cả qua các đường âm đạo, miệng và hậu môn.

  • Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây qua tình dục. Vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.

  • Đối với người nhiễm HIV cần điều trị với thuốc ARV ngay. Thuốc ARV giúp giảm tải lượng virus HIV. Điều này góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục nhiều lần.

  • Kiểm tra định kỳ, theo dõi tải lượng HIV trong máu và tế bào CD4 để kiểm soát bệnh.

  • Cần thường xuyên kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho 2 bạn. Việc phát hiện và điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể làm giảm nguy cơ biến chứng của bệnh.

NGUỒN KHAM KHẢO:

- Medlatec: https://medlatec.vn/tin-tuc/hiv-la-gi-trieu-chung-thuong-gap-va-cac-phuong-phap-chan-doan-s94-n17710

- Youmed:https://youmed.vn/tin-tuc/quan-he-voi-nguoi-nhiem-hiv/

Mr1985.com - Nơi uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm dành cho nhu cầu sinh lý:

Xem tất cả sản phẩm của chúng tôi tại đây: Mr1985.com

 

 


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 0858 221 222
Gọi ngay : 0858 221 222

MUA 1 POPPER BẤT KỲ. TẶNG 1 GEL 200ML.

HOẶC TẶNG 1 HỘP BCS. HOẶC TẶNG 1 ỐNG HÍT POPPER.